• Call: 0972.66.71.66
  • Email: info@cuongquoclogistics.com
EN VI

Forwarder, Forwarding là gì? Vai trò của Forwarder & Forwarding trong xuất  nhập khẩu

Trang chủ » Kiến thức » Forwarder, Forwarding là gì? Vai trò của Forwarder & Forwarding trong xuất  nhập khẩu

Forwarder, Forwarding là gì? Vai trò của Forwarder & Forwarding trong xuất  nhập khẩu như thế nào? Hôm nay, Cường Quốc Logistics sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu các khái niệm liên quan và nội dung của các khái niệm này.

Khái niệm Forwarder, forwarding là gì?

Forwarder là gì?

Forwarder hay còn gọi là Freight Forwarder, là thuật ngữ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Forwarder là từ ngữ thông dụng dùng để chỉ những đơn vị, công ty hay những người cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nội địa và quốc tế.

Forwarder đóng vai trò là đơn vị trung gian, tiếp nhận hàng hóa của chủ hàng. Đồng thời, Forwarder còn gom hàng từ nhiều nguồn hàng nhỏ, để rồi xếp chúng thành một lô hàng lớn. Sau đó, dựa vào điểm đích hàng hóa mà lô hàng cần đến, Forwarder sẽ thuê đơn vị vận tải phù hợp để vận chuyển hàng hóa.

Forwarder cũng là người chịu trách nhiệm trong suốt quá trình vận chuyển, từ lúc tiếp nhận hàng hóa đến lúc đến điểm đích. Đây là một đơn vị khá hữu ích, giúp đỡ phần lớn trong quá trình vận chuyển cho khách hàng.

Khái niệm Forwarder, forwarding là gì?
Khái niệm Forwarder, forwarding là gì?

Forwarding là gì?

Forwarding hay còn gọi là Freight Forwarding là dịch vụ giao nhận vận tải. Đây là hình thức giao nhận hàng hóa và vận tải hàng hóa cho chủ hàng xuất nhập khẩu.

Không chỉ ở tuyến quốc tế, ở tuyến nội địa, các đơn vị vận tải cũng hỗ trợ dịch vụ giao nhận này. Hàng hóa được đóng thành từng container, vận chuyển ra phía Bắc sẽ dừng ở cảng Hải Phòng. Ngược lại, hàng hóa vận chuyển về phía Nam sẽ dừng ở cảng Sài Gòn.

Trên thực tế, dịch vụ Forwarding chủ yếu phụ trách công việc đóng hàng theo container hoặc đóng theo xe tải hay các hình thức khác như đường hàng không, hàng hải, đường sắt hoặc cao tốc.

Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

>>> Xem thêm: Top các cảng châu Âu lớn nhất năm 2022

Phân biệt Forwarder & Logistics

Về cơ bản, Forwarder & Logistics đều là hình thức giao nhận và vận tải hàng hóa cho chủ hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu Forwarder có nghĩa là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác thì Logistics lại sở hữu phạm vi rộng hơn, bao gồm: vận chuyển, lưu kho, quản lý hàng tồn,… và cả Forwarder.  Có thể nói rằng, Forwarder là một phần quan trọng của chuỗi dịch vụ Logistics.

Dịch vụ Logistics bao gồm nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau. Các dịch vụ này không liên kết với nhau mà hoạt động độc lập. Chính vì thế, một số công ty Logistics chỉ hoạt động một số dịch vụ đơn lẻ trong logistics như đóng gói, lưu kho, khai thuê hải quan… nghĩa là đang làm một phần dịch vụ Logistics tổng thể cũng có nghĩa công ty này đang làm dịch vụ Logistics.

Một công ty là công ty Logistics nếu có cung cấp các dịch vụ như:

  1. Lưu trữ hàng hóa, sau đó phân phối chúng theo đơn đặt hàng mà bên chủ hàng đưa xuống
  2. Phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của bên chủ hàng (đảm bảo về số lượng, khối lượng, quy chuẩn đóng gói,,…)
  3. Dán nhãn hàng hóa, hướng dẫn sử dụng
  4. Thực hiện Booking hãng tàu. Công ty Logistics cũng có thể tự đứng ra để cấp HBL cho chủ hàng (House Bill of Lading – Vận đơn đường biển), sau đó thuê tàu chở hàng sang đích yêu cầu.
  5. Vận chuyển bằng đường bộ (trucking)
  6. Làm các thủ tục thông quan cho hàng hóa
  7. Xem xét để thực hiện đóng hàng lẻ (gửi kho CFS) hoặc chuyển nguyên lô
  8. Xin các giấy tờ về kiểm dịch, giám định
  9. Làm thủ tục để đưa hàng lên tàu và đóng cước vận tải
  10. Mua bảo hiểm hàng và xin giấy chứng nhận C/O.
  11. Bàn giao lại chứng từ hồ sơ cho khách hàng khi đã làm xong nhiệm vụ
  12. Nếu có yêu cầu từ công ty Logistics, bên chủ hàng có thể đứng ra làm đại diện để thực hiện các thủ tục khác.
Phân biệt Forwarder & Logistics
Phân biệt Forwarder & Logistics

Các công ty Forwarder cung cấp dịch vụ vận tải bộ (trucking), đường biển (sea freight) hay đường hàng không (air freight) hay đều rất phù hợp với cách lập luận trên và tự nhận rằng đang làm Logistics.

Một công ty là công ty Forwarder nếu có cung cấp các dịch vụ sau:

  1. Chuyển hàng nội địa (Trucking)
  2. Liên hệ hãng tàu để thương lượng giá và đặt chỗ (Booking)
  3. Làm các giấy tờ hải quan để thông quan cho lô hàng
  4. Tiến hành đóng hàng của container .
  5. Liên hệ để xin các loại giấy tờ như Kiểm dịch, Giám định hàng,…
  6. Làm các thủ tục liên quan tại Cảng để đưa hàng hóa lên tàu theo lịch đã booking trước đó.
  7. Làm thủ tục và đóng phí cước để nhận B/L (Bill of Lading)
  8. Tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa nếu có yêu cầu, Xin C/O (Certificate of Origin), tức là Giấy chứng nhận Xuất xứ hàng hóa.
  9. Bàn giao lại các chứng từ, hồ sơ liên quan sau khi hoàn thành giao nhận hàng hóa
  10. Công ty Forwarder cũng có thể làm đại diện cho công ty bất kỳ để thực hiện các thủ tục khác nếu họ có yêu cầu.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thịt/cá đông lạnh về Việt Nam

Vai trò của Forwarder & Forwarding trong xuất  nhập khẩu

Forwarder & Forwarding giữ một vai trò rất quan trọng trong ngành Logistics nói chung và trong quá trình giao nhận hàng hóa nói riêng. Cụ thể:

  • Forwarder giúp xử lý nhanh gọn các thủ tục xuất nhập khẩu nhờ kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Forwarder là bên hiểu rõ các bước cần xử lý cho những lô hàng xuất nhập khẩu. Giúp quá trình giao nhận hàng hóa được tiến hành đúng tiến độ.
  • Forwarder có thể liên kết với mạng lưới hãng tàu và nhà vận chuyển lớn hơn chủ hàng. Nhờ đó, họ có thể chọn được phương án vận chuyển phù hợp. Đồng thời còn lựa chọn được hãng vận chuyển theo nhu cầu. Nếu không sở hữu mạng lưới giao thiệp này, quá trình giao nhận hàng hóa sẽ trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.
  • Nhờ mối giao thiệp rộng, Forwarder có thể thương lượng và nhận được mức giá ưu đãi trong quá trình vận chuyển.
  • Forwarder còn giúp các chủ hàng lẻ tiết kiệm được không ít chi phí. Với số lượng hàng ít, chủ hàng lẻ sẽ phải trả mức giá khá cao khi làm việc trực tiếp với hãng tàu. Lúc này, Forwarder sẽ đứng ra gom hàng lẻ để đóng thành cont, tiết kiệm chi phí cho chủ hàng lẻ.
  • Forwarder là người hỗ trợ chủ hàng làm việc với nhà vận chuyển quốc tế để quá trình giao nhận hàng hoá diễn ra nhanh chóng và đúng kế hoạch.
Vai trò của Forwarder & Forwarding trong xuất  nhập khẩu
Vai trò của Forwarder & Forwarding trong xuất  nhập khẩu

>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu các loại vải may mặc

Kết luận

Cường Quốc Logistics hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm những thông tin về Forwarder, Forwarding là gì và những vai trò quan trọng của chúng trong quá trình giao nhận hàng hóa.

Để sở hữu thêm nhiều kiến thức Logistics hữu ích, mời bạn đọc theo dõi website của chúng tôi để cập nhật tin tức mỗi ngày!


CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI CƯỜNG QUỐC

Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0972 66 71 66

Email: info@cuongquoclogistics.com

Website: https://cuongquoclogistics.com/

0972.66.71.66 0972667166