• Call: 0972.66.71.66
  • Email: info@cuongquoclogistics.com
EN VI

16 phụ phí hãng tàu (Local charges) thường gặp

Trang chủ » Kiến thức » 16 phụ phí hãng tàu (Local charges) thường gặp

Các phụ phí hãng tàu (Local charges) nào thường gặp?  Local charges là gì? Thông thường, ngoài cước biển trong quá trình vận chuyển, bên nhập khẩu hàng hóa phải trải thêm một vài khoản phụ phí cho các hãng tàu/ Forwarder. Cùng Cường Quốc Logistics tìm hiểu ngay thông tin về các phụ phí hãng tàu qua những chia sẻ sau đây!

Phụ phí hãng tàu (Local charges) là gì?

Phụ phí hãng tàu (Local charges) là tổng hợp các loại phí địa phương được trả tại cảng load hàng và cảng xếp hàng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thông thường, ngoài cước biển (Ocean Fee), doanh nghiệp phải trả thêm khoảng phí Local charges cho hãng tàu hoặc Forwarder. Đối với một lô hàng xuất nhập khẩu, shipper và consignee phải đóng phí Local charges. Phí này sẽ được thu theo các hãng tàu và các cảng khác nhau. Forwarder thu phí này cũng chỉ mang tính chất thu hộ. Sau đó sẽ nộp lại cho hãng tàu và cảng.

Phụ phí hãng tàu (Local charges) là gì?
Phụ phí hãng tàu (Local charges) là gì?

Các phụ phí hãng tàu (Local charges) thường gặp

1. Phí xếp dỡ hàng – Terminal Handling Charge (THC)

Phí Terminal Handling Charge (THC) là một trong các loại phụ phí hãng tàu (Local charges) thường gặp. Loại phí này được hiểu là phí xếp dỡ hàng tại cảng. Phí THC được tính dựa trên mỗi container hàng hóa.

Phí này có mục đích bù đắp các khoản phí như: phí xếp dỡ, phí tập kết cont tại bãi,…

Dựa vào khoản phí này, hãng tàu sẽ không phải chịu thêm phụ phí nào mà sẽ thu phí lại từ chủ hàng.

2. Phí xử lý hàng hóa – Handling Fee (HLF)

Phí Handling Fee (HLF) là loại phí do Forwarder đặt ra nhằm thu tiền của Shipper và Consignee.

Phí HLF được xem như là công cho quá trình Forwarder giao dịch với đại lý của họ tại các nước khác để triển khai một số công việc như phát hành B/L, D/O, khai báo hải quan và làm một số chứng từ khác,…

3. Phí lệnh giao hàng – Delivery Order Fee (DOF)

Phí Delivery Order Fee được hiểu là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu thì consignee phải đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng ( D/O) khi có Arrival Notice.

Sau đó consignee sẽ mang ra cảng xuất trình cho kho và làm phiếu để lấy hàng. Các hãng tàu sẽ làm một cái lệnh giao hàng và thu phí D/O đó.

Các phụ phí hãng tàu (Local charges) thường gặp
Các phụ phí hãng tàu (Local charges) thường gặp

4. Phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu – Automated Manifest System (AMS)

Phí AMS là loại phí bắt buộc do hải quan của một số nước Mỹ, Canada yêu cầu. Loại phí này cần được đóng khi khai báo chi tiết hàng hóa, trước khi chúng được xếp dỡ lên tàu để di chuyển đến các nước đó.

Phí AMS thường rơi vào khoảng 30-40 USD/ bill.

5. Các loại phí B/L; phí chứng từ – Documents Fee (DOC)

Đây là các loại phí tương tự phí D/O. Khi có lô hàng xuất khẩu tới, các hãng tàu sẽ phát hành các hóa đơn vận tải đường biển, hoặc hóa đơn vận tải đường hàng không.

Phí gửi hàng mà người gửi hoặc nhận nhờ công ty vận chuyển làm hộ.

6. Phí xếp dỡ & quản lý của kho tại cảng – Container Freight Station Fee (CFS)

Phí Container Freight Station Fee là một trong những loại phí Local charge thường gặp nhất.

Phí này sẽ do các công ty vận chuyển thu khi phải dỡ hàng từ container về kho hoặc từ kho ra container.

7. Phí chỉnh sửa Bill of Lading – Amendment Fee 

Các loại phí B/L chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

Vì một số nguyên nhân khi lấy hàng về bạn cần chỉnh sửa lại thông tin trên B/L thì  bạn có thể yêu cầu hãng tàu chỉnh sửa hộ và họ sẽ thu phí chỉnh sửa  đó.

Mức phí B/L dao động từ 50- 100 US.

Các phụ phí hãng tàu (Local charges) thường gặp
Các phụ phí hãng tàu (Local charges) thường gặp

8. Phí biến động giá thành nguyên liệu – Bunker Adjustment Factor (BAF, EBS)

Phí Bunker Adjustment Factor là phụ phí biến động về giá thành của nhiên liệu cho các hãng tàu.

Khoản phụ phí BAF này được thu từ các chủ hàng để bù đắp do sự biến động giá nhiên liệu theo từng thời kỳ. Những phụ phí này thường sẽ là: phụ phí xăng dầu theo tuyến châu Âu và châu Á.

Tùy thuộc vào từng chủ tàu thu, phụ phí xăng dầu sẽ có sự biến động khác nhau.

9. Phụ phí mùa cao điểm – Peak Season Surcharge (PSS)

Peak Season Surcharge gọi tắt là PSS. Đây là loại phí được các hãng tàu thu trong các đợt cao điểm về vận chuyển hàng hóa. Do đó, phí PSS chỉ mang tính chất thời điểm và xuất hiện khi đến đợt nhu cầu vận chuyển tăng cao.

10. Phí trội hàng nhập – Container Imbalance Charge (CIC)

Container Imbalance Charge (CIC) là loại phí mất cân đối vỏ container. CIC còn có tên gọi khác là phụ phí trội hàng nhập.

Phụ phí này phát sinh do các hãng tàu thu vào để bù cho chi phí vận chuyển container từ nơi thừa cont đến nơi thiếu cont. Quá trình này sẽ đảm bảo các địa điểm luôn có đủ lượng cont để đóng hàng.

>>> Xem thêm: Các loại tàu chở hàng trong vận tải biển

11. Phụ phí của cước vận chuyển – General Rate Increase (GRI)

General Rate Increase – GRI là mức phí đánh thêm vào cước phí trên tất cả hoặc một số tuyến đường vận chuyển cụ thể trong một thời gian nhất định, thường vào những đợt cao điểm.

GRI thường được quyết định bởi chính các hãng tàu, thông thường dựa trên cơ sở cung – cầu đối với từng tuyến đường. Ngày nay, các hãng tàu sẽ có những bản thông báo về việc điều chỉnh, áp dụng phụ phí GRI trực tiếp trên trang web của họ.

12. Phụ phí lưu huỳnh – Low Sulphur Surcharge (LSS)

Phụ phí lưu huỳnh (LSS) là phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Phí này được áp dụng trong quá trình vận tải đường biển và đường hàng không.

Phụ phí lưu huỳnh là một trong các loại phụ phí bắt buộc ngoài cước và ngoài các khoản phụ phí khác. Phí này được đánh trên tất cả các tuyến vận chuyển thương mại. Đặc biệt là trong khu vực ECA.

13. Phụ phí kẹt cảng – Port Congestion Surcharge (PCS)

Phụ phí kẹt cảng (PCS) là loại phụ phí phát sinh thời vụ.

Phí kẹt cảng phát sinh khi có khả năng xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa tại cảng. Khi đó, chi phí lưu bãi tăng cao, tàu cont nhập hàng về phải mất từ 2-3 ngày mới được giải tỏa, các hãng tàu và đại lý sẽ tranh thủ thu phí này khi cảng bị tắc nghẽn.

14. Phí vệ sinh container – Cleaning Fee (CLF)

Phí vệ sinh (CLF) là phụ phí mà bên nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ cont rỗng sau khi lấy cont về kho và trả cont rỗng tại các depot.

Tùy thuộc vào mức độ làm sạch cont khác nhau, hãng tàu sẽ thu phí vệ sinh khác nhau. Phí vệ sinh cont thông thường sẽ được hãng thu hoặc tạm thu khi bạn lấy D/O. Ngoài ra còn có các loại phí vệ sinh như: vệ sinh không dùng nước; vệ sinh phải dùng nước, hóa chất; vệ sinh bằng hóa chất và tẩy mùi,…

Các phụ phí hãng tàu (Local charges) thường gặp
Các phụ phí hãng tàu (Local charges) thường gặp

15. Phí kê khai sơ bộ hàng hóa – Entry Summary Declaration (ENS)

Phí kê khai sơ bộ hàng hóa Entry Summary Declaration được viết tắt là ENS. Đây được hiểu là một loại phụ phí kê khai sơ bộ hàng hóa được xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Loại phụ phí này ra đời nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn an ninh hàng hóa.

Bằng việc kê khai thông tin của lô hàng như người gửi, người nhận, thông tin cơ bản của hàng hóa, mức độ rủi ro,…những lô hàng này nhập vào EU sẽ được kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời các lô hàng có tính chất nguy hiểm.

16. Phí khai manifest điện tử – Advance Filing Rules (AFR)

Advance Filing Rules được hiểu là phí khai Manifest điện tử đối với các loại hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản.

Hãng vận tải sẽ là đơn vị phụ trách truyền thông tin AFR giúp người xuất khẩu. Phụ phí này sẽ khai báo thông tin về hàng hóa cho cơ quan hải quan Nhật Bản trước khi phương tiện vận tải di chuyển (ít nhất 24h). Việc khai báo sẽ hạn chế tình trạng buôn lậu hàng hóa và tránh các nguy cơ về hàng hóa vào thị trường Nhật Bản.

>>> Xem thêm: MNF là gì? Hướng dẫn các bước khai MNF

Kết luận

Hy vọng với những thông tin mà Cường Quốc Logistics chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu thêm về các phụ phí hãng tàu (Local charges). Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về thị trường Logistics, quý bạn đọc vui lòng cập nhật tin tức mới thường xuyên tại website: https://cuongquoclogistics.com/


CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI CƯỜNG QUỐC

Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0972 66 71 66

Email: info@cuongquoclogistics.com

Website: https://cuongquoclogistics.com/

0972.66.71.66 0972667166