• Call: 0972.66.71.66
  • Email: info@cuongquoclogistics.com
EN VI

Danh sách các cảng Mỹ – Canada

Trang chủ » Tin tức » Danh sách các cảng Mỹ – Canada

Mỹ và Canada là một trong những quốc gia sở hữu số lượng cảng biển lớn trên thế giới. Những hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam thường xuyên diễn ra trên các bến cảng của hai quốc gia này. Hôm nay, cùng Cường Quốc Logistics theo dõi danh sách các cảng Mỹ – Canada qua những chia sẻ dưới đây bạn nhé!

Các cảng ở Canada

1. Cảng Prince Rupert

Cảng Prince Rupert  thành lập vào năm 1914 bởi Grand Trunk Railway, với mục đích lưu thông hàng hóa từ cảng Vancouver. Mỗi năm, Prince Rupert tiếp nhận hơn 1 triệu TEU với hơn 26.7 metric tấn hàng hóa.

  • Cảng container rộng 24 hecta, chứa hơn 500 ngàn TEUs mỗi năm.
  • Bến tàu Westview Wood Pellet: cung cấp các kho chứa nhiên liệu sinh học cho thị trường quốc tế. Bến tàu Westview Wood Pellet đi vào hoạt động vào tháng 1 năm 2014, được vận hành bởi Công ty Pinnacle Renewable Energy. Vốn dĩ nơi này ban đầu được mở ra để xuất hàng viên gỗ trong khu vực Bắc Mỹ. Công suất hàng năm của Westview Wood Pellet lên đến 1.25 triệu tấn sản phẩm gỗ sử dụng trong ngành công nghiệp nhiên liệu cho các thị trường thế giới.
  • Bến tàu ngũ cốc ra đời vào năm 1985, hiện cảng có sức chứa 7 triệu tấn hàng hóa một năm. Bến tàu ngũ cốc Prince Rupert có hệ thống máy nâng cao nhất Canada, có khả năng tiếp nhận các loại hàng hóa ngũ cốc chủ yếu như: lúa mì, lúa mạch, yến mạch, cải dầu,… Sau đó được vận chuyển bởi hệ thống đường sắt trực tiếp từ khu xử lý đến bến cảng.
  • Bến tàu xuất khẩu khí propane AltaGas’ Ridley Island (RIPET) là cơ sở xuất khẩu khí propane đầu tiên của Canada, rộng 10 hecta. Bến cảng là nơi vận hành hệ thống đường sắt và là bến cảng sâu nhất ở Bắc Mỹ để cung cấp cho các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên thông qua thị trường quốc tế trong vòng 15 ngày so với bờ biển vùng vịnh của Hoa Kỳ. Bến tàu RIPET có sức chứa 1.2 triệu tấn.
  • Bến tàu Ridley tiếp nhận hàng rời như than luyện kim, than nhiệt, than cốc, công suất hoạt động 9,000 tấn một giờ trên diện tích 55 hecta kho bãi chất/dỡ.
Danh sách các cảng Mỹ - Canada
Danh sách các cảng Mỹ – Canada

2. Cảng Vancouver

Tọa lạc tại bờ tây nam Canada, cảng Vancouver là cảng lớn nhất của quốc gia “lá phong đỏ” và là cảng lớn thứ 3 ở khu vực Bắc Mỹ, tạo cầu nối thương mại cho Canada và hơn 170 nền kinh tế đã và đang phát triển trên toàn cầu.

Mỗi năm, cảng Vancouver  tiếp nhận trên 3,396,000 TEU, tương đương 147 triệu tấn hàng hóa với trị giá 240 tỉ đô la Mỹ, chiếm hơn 90% tổng khối lượng thị trường xuất nhập khẩu của Canada.

Nơi này đóng góp cho nền kinh tế quốc gia khoảng 11.9 tỉ CAD vào giá trị GDP, tạo điều kiện lao động cho 115,300 nhân công tại cảng.

Cảng Vancouver bao gồm 28 bến cảng nước nước sâu và nội địa, được trang bị:

  • 2 bến cảng ô tô: Wallenius Wilhelmsen Logistics, Fraser Wharves. Xử lý hơn 400,000 phương tiện mỗi năm. Chính số lượng này đã khiến cho Vancouver trở thành 1 trong 3 cảng dẫn đầu về tổng lượng ô tô tiếp nhận tại khu vực Bắc Mỹ.
  • 21 bến tàu rời: Fraser Surrey Docks, Lynnterm East Gate and West Gate, Alliance Grain Terminal, Canexus Chemicals, Cargill, Cascadia, Fibreco, Ioco, Kinder Morgan Vancouver Wharves, Kinder Morgan Westridge, Lantic Inc., Neptune Bulk Terminals, Pacific Coast Terminals, Pacific Elevators, Petro-Canada, Richardson International, Robert’s Bank Coal Terminals, Shellburn, Stanovan, Univar Canada Terminal, West Coast Reduction, Westshore Terminals. Chiếm 2/3 lượng hàng ra vào cảng Vancouver hăng, với trang thiết bị hiện đại, bến tàu tiếp nhận hàng loạt các loại hàng hóa từ sản phẩm gỗ, thép, máy móc, chất lỏng,…
  • 4 bến container: Centerm, Deltaport, Fraser Surrey Docks, Vanterm. Cung cấp dịch vụ cho hàng hóa đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ Latin, châu Đại Dương, cho phép trữ lượng kho tải  gần 3 triệu TEUs.
  • 2 bến tàu du lịch: Ballantyne Pier, Canada Place. Con số hành khách ấn tượng 800,000 lượt khách đến tham quan cảnh đẹp tuyệt mỹ tại bờ Tây Canada mỗi năm.

3. Cảng Halifax

Cảng Halifax tọa lạc ngay tại vị trí chiến lược làm cửa ngõ giao thương cho khu vực Bắc Mỹ và hơn 150 nước trên toàn thế giới với tất cả các loại hàng hóa.

Mỗi năm, Halifax tiếp nhận 1,500 chuyến tàu, lượng hàng hóa được thống kê trên 8.2 triệu metric tấn. Hiện nay, cảng Halifax hoạt động hết công suất để đạt được hiệu quả cao và đảm bảo chất lượng an toàn của lô hàng với:

  • Khu vực xử lý hàng ngũ cốc nằm ở phía Tây của Cảng, được liên kết bởi cầu tàu 26, 28 và máy xay nghiền P&H thông qua hệ thống hành lang và băng tải, cầu tàu 25 được trang bị để tiếp nhận hàng hóa. Trong khi đó, cầu tàu 28 với thiết kế 6 tháp xử lý hạt, khả năng cung cấp hơn 50,000 giạ hạt ngũ cốc mỗi giờ.
  • Bến tàu biển gồm có 4 cầu tàu. Cầu tàu 24 chuyên xử lý các loại hàng nặng, hàng dự án, sắt thép; cầu tàu dài 213m, sâu 10m. Cầu tàu 23 với diện tích 5000 m2, chiều dài 142 m, chiều sâu 9.2m. Tiến vào các cầu tàu vùng nước sâu, cảng cung cấp cầu tàu A1 và A, liên kết với hệ thống xe tải và tàu lửa, gồm kho bãi ngoài trời và kho hàng có mái che, xử lý các loài hàng hóa như: sản phẩm từ gỗ, sắt thép,…trên diện tích kho hàng 18,648 m2.
  • Bến tàu Richmond xử lý hàng Ro/Ro và hàng rời với các cầu tàu: 9, 9A, 9B, 9C.
  • Bến Fairview Cove (Ceres Halifax) được trang bị 4 cần cẩu container, trong đó có 3 cần cẩu siêu trọng Panamax. Ngoài ra, bến tàu còn có một sân bãi để điều phối xe tải được thiết lập hệ thống kiểm soát truy cập an ninh. Khu vực bến tàu rộng 28.3 hecta, cung cấp sức chứa khoảng 650,000 TEUs hàng hóa.
  • Bến tàu container Cực Nam (PSA Halifax) bao gồm cầu tàu B và C, trải dài trên 31 hecta với sức chứa 500,000 TEUs.

4. Cảng Montreal

Cảng  Montreal có tổng diện tích trải dài trên 6.35 km2. Cảng Montreal là một trong các điểm trung chuyển hàng trên sông St. Lawrence ở Montreal, Quebec, Canada. Từ Địa Trung Hải đến sông Lawrence, đây được xem là tuyến đường trực tiếp ngắn nhất nối liền hai lục địa Âu – Mỹ.

Được thành lập năm 1830, trải qua chiều dài gần 2 thế kỉ, ngày nay Montreal đã và đang tiếp nhận 35.357 triệu metric tấn hàng hóa, 1.45 TEUs mỗi năm, đem về mức doanh thu 106.7 triệu CAD mỗi năm.

Để đạt được con số trên, chính quyền cảng và quốc gia đã đầu tư xây dựng với sự hoạt động hiệu quả của:

+ 4 bến cảng container;

+ 6 bến cảng chuyên hàng rời chất lỏng;

+ 3 bến cảng hàng rời khô;

+ 5 bến hàng lẻ;

+ 1 bến cảng chuyên hàng ngũ cốc;

+ 1 một bến cảng du lịch (Iberville Passenger Terminal).

Ngoài ra, trong nhiều năm qua, Montreal đã tiếp nhận hàng hóa đến từ 98% doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu tại Quebec và 93% tại Ontario. Đội ngũ nhân lực gồm 240 nhân viên và tạo điều kiện việc làm trực tiếp, kể cả gián tiếp cho 16,000 người.

Cảng Montreal là một trong thành viên sáng lập Green Marine, một chương trình tình nguyện môi trường cho ngành công nghiệp hàng hải ở Canada và Mỹ.

Danh sách các cảng Mỹ - Canada
Danh sách các cảng Mỹ – Canada

5. Cảng Calgary

Cảng Calgary là một cảng nội địa của Canada, nằm cách Vancouver 1000 km.

Calgary là nhà ga liên phương thức nội địa hàng đầu cho cả các cảng biển British Columbian. Đây cũng là trung tâm chính của Canada về bán lẻ hộp lớn và hàng tiêu dùng đóng gói ở phía tây Toronto.

Các cảng ở Mỹ

1. Cảng Seattle, USA

Cảng Seattle là một trong các cảng biển lớn nhất tại Tây Bắc Thái Bình Dương, xếp hạng thứ 15 tại Hoa Kỳ. Nơi đây vừa là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả khu vực, vừa là thủ phủ của quận King.

Cảng Seattle và sân bay quốc tế Seattle Tacoma là cửa ngõ quan trọng, đầu mối giao thông để đi tới châu Á, Alaska và các nơi khác trên thế giới.

Cảng Seattle được điều hành bởi Liên minh Cảng biển Tây Bắc. Nhờ lượng container vận chuyển tới các cảng của Seattle gia tăng mạnh, đặc biệt tháng 4 năm 2017, cả hai cảng đều có lượng container lớn nhất quý I kể từ năm 2005 đến nay.

Danh sách các cảng Mỹ - Canada
Danh sách các cảng Mỹ – Canada

2. Cảng Portland

Portland là thành phố tại bang Maine, Hoa Kỳ. Đây là thành phố lớn nhất bang và là quận lỵ quận Cumberland. Thành phố có diện tích  km², dân số theo điều tra dân số Hoa Kỳ 2010 là 66.194 người còn vùng đô thị có dân số 500.000 người, chiếm hơn 1/3 dân số bang Maine.

Thành phố có phố cổ dọc theo bến cảng Portland tại cửa sông Fore và thuộc khu nghệ thuật và chạy dọc phố Congress ở trung tâm thành phố. Portland Head Light nằm ở Cape Elizabeth gần đó và đánh dấu cổng vào bến cảng Portland.

3. Cảng Oakland

Cảng Oakland là một trong 3 cảng chính tại bờ Tây của nước Mỹ. Trung bình mỗi năm, cảng Oakland có thể phục vụ lên tới 14.5 triệu người tiêu dùng.

Nằm dọc cảng có hai đường sắt và ba bến container kết nối trực tiếp với hệ thống giao thông tới các trung tâm. Cảng Oakland là nơi xử lý hơn 99% lượng hàng hóa trong cont vận chuyển hàng hóa ra vào phía Bắc California.

4. Cảng Los Angeles

Cảng Los Angeles hay còn gọi là cảng Quốc tế Los Angeles, là một tổ hợp cảng bao gồm 7500 ha và 69km chiều dài bờ sông.

Cảng Los Angeles nằm trên vịnh San Pedro, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 32km. Hiện nay, số lượng người làm việc tại đây đã lên tơi hơn 16000 người.

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động giao thương tại khu vực này, cảng Los Angeles sở hữu lượng lớn cảnh sát. Những người này có trách nhiệm đảm bảo an toàn khu vực, chống tội phạm khủng bố. Ngoài ra còn có lực lượng cứu hộ tại bãi biển Cabrillo thuộc cảng.

5. Cảng Long Beach

Long Beach hay còn gọi là Cục Cảng Long Beach, là hải cảng lớn thứ hai tại Mỹ. Long Beach được xem là cửa ngõ chính, phục vụ cho các hoạt động thương mại từ Mỹ sang châu Á.

Cảng này có diện tích đất liền hơn 13km2, cùng với 40km bờ biển ở thành phố Long Beach, California.

Cảng Long Beach nằm cách Khu thương mại Long Beach chưa đến 3 km về phía Tây nam và khoảng 40 km về phía Nam của trung tâm thành phố Los Angeles. Cảng biển tự hào tạo ra lợi nhuận $ 100 tỷ USD và cung cấp hơn 316.000 việc làm ở miền Nam California.

Danh sách các cảng Mỹ - Canada
Danh sách các cảng Mỹ – Canada

6. Cảng NewYork

Cảng New York  sở hữu các tuyến đường thủy ở cửa sông trong vùng đô thị New York với một khu cảng bao quanh một khu vực bán kính khoảng 40 km (25 dặm) từ tượng đài Nữ thần Tự do.

Hệ thống các vùng biển dọc theo 1.050 km (650 dặm) bờ biển trong vùng lân cận của Thành phố New York và New Jersey miền Đông Bắc được coi là một trong những hải cảng tự nhiên đẹp nhất thế giới.

Hiện nay, cảng NewYork đang sở hữu lượng hàng hóa theo tải trọng đứng thứ ba ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, đây được xem như là cảng biển có mức độ tấp nập thuộc hàng bậc nhất ở Đông Duyên hải Hoa Kỳ.

7. Cảng Houston

Houston là một trong những cảng lớn nhất thế giới và phục vụ các khu vực đô thị của Houston, Texas . Cảng là một khu phức hợp dài 50 dặm gồm các cơ sở công cộng và tư nhân đa dạng, nằm cách Vịnh Mexico vài giờ đi thuyền. Tọa lạc tại thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ, đây là cảng bận rộn nhất ở Hoa Kỳ về trọng tải nước ngoài, bận rộn thứ hai ở Hoa Kỳ về tổng trọng tải, và bận rộn thứ mười sáu trên thế giới.

Cảng Houston là một tổ chức hợp tác bao gồm cả chính quyền cảng, nơi điều hành các bến chính dọc theo Kênh tàu biển Houston và hơn 150 công ty tư nhân nằm dọc theo Vịnh Buffalo Bayou và Vịnh Galveston. Nhiều tập đoàn dầu khí đã xây dựng các nhà máy lọc dầu dọc theo kênh, nơi chúng được bảo vệ một phần khỏi mối đe dọa của các cơn bão lớn ở Vịnh Mexico. Khu liên hợp hóa dầu gắn liền với Cảng Houston là một trong những khu phức hợp lớn nhất trên thế giới.

8. Cảng Miami

Cảng Miami là cảng vận chuyển hàng hóa container lớn nhất bang Florida và lớn thứ 12 của nước Mỹ. Hiện, số lượng công nhân đang làm việc gián tiếp và trực tiếp tại đây lên tới 176.000 người dân. Cảng Miami đang đóng góp hàng năm cho nền kinh tế của Nam Florida 17 tỷ $. Đây là một trong những hải cảng bận rộn nhất nước Mỹ và được biết đến là cửa ngõ hàng hóa của nước Mỹ.

Cảng Miami được kết nối ra bên ngoài bằng tuyến đường sắt ven biển Đông Florida xây dựng năm 1896. Cảng Miami hiện nay được quản lý bởi cơ quan cảng Miami Dade County và là nơi đến của nhiều hãng tàu du lịch và vận chuyển hàng hoá quốc tế.

Cảng Miami có khả năng cung cấp các cơ sở đón khách rất tốt, đây cũng là nơi đến của các hãng lữ hành biển nổi tiếng như Carnival Cruise Lines, Azamara Cruises, Costa Cruises, Royal Caribbean International, Cruise Line Norwegian và Oceania Cruises.

9. Cảng Chicago

Cảng Chicago nằm ở đông bắc bộ tiểu bang Illinois, trên bờ tây nam của hồ Michigan. Đây là thành phố chính của vùng đô thị Chicago tại Trung Tây Hoa Kỳ và vùng Ngũ Đại Hồ.

Cảng Chicago nằm trên một đường phân thủy lục địa tại điểm Chuyển tải Chicago, nối lưu vực sông Mississippi và lưu vực Ngũ Đại Hồ.

Thành phố nằm bên hồ nước ngọt Michigan rộng lớn, và hai sông là sông Chicago qua trung tâm và sông Calumet chảy qua vùng công nghiệp South Side.

10. Cảng Baltimore

Cảng Baltimore là một trong những cảng chính của Maryland, tiểu bang thuộc vùng Trung Đại Tây Dương của Mỹ. Cảng sở hữu vị trí thuận lợi, kết nối giao thông đường bộ và đường sắt, phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa.

Mỗi năm, Cảng Baltimore xử lý tổng cộng gần 9 triệu tấn hàng hóa, bao gồm 5,8 triệu tấn hàng hóa đóng container, gần 1,2 triệu tấn lâm sản, 968 nghìn tấn roll on/roll off, 699 nghìn tấn ô tô, và 309 nghìn tấn thép và hàng ghép.

Trong đó, hàng container thông qua cảng Baltimore bao gồm tổng cộng hơn 395 nghìn TEU hàng container, bao gồm 194,1 nghìn TEU hàng nhập khẩu và 201,1 nghìn TEU hàng xuất khẩu.

Kết luận

Trên đây là danh sách tổng hợp các cảng Mỹ – Canada mà Cường Quốc Logistics thu thập được. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý bạn đọc.

Để cập nhật những thông tin mới nhất về Logistics, đừng quên truy cập website chúng tôi mỗi ngày bạn nhé!


CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI CƯỜNG QUỐC

Văn phòng: Tầng 7, Tòa Nhà Parami, 140 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM

Hotline: 0972 66 71 66

Email: info@cuongquoclogistics.com

Website: https://cuongquoclogistics.com/

0972.66.71.66 0972667166